Trong dịp Tết nguyên đán vừa qua, chắc hẳn tất cả đấng mày râu đang gặp phải một triệu chứng chung, do uống quá chén mà bao tử không chịu nổi sức ép nên bị đau và nôn mửa kèm theo đó có máu , đi ngoài khó khăn phân đen...Cùng tìm hiểu vấn đề này, có một câu hỏi từ một bệnh nhân, gởi đến phòng khám của chúng tôi, bạn ấy cũng mắc phải triệu chứng này, và được các bác sĩ chuyên khoa giải dáp như sau.
Xin chào bác sĩ ạ,
Em tên là Q (28 tuổi) trong dịp tết vừa rồi, em đi uống rượu, khi uống xong thì em bị nôn. Lần thứ nhất nôn ra toàn thức ăn, lần thứ 2 thì ra máu, nhưng nôn xong em thấy người lại bình thường không có biểu hiện gì. Không biết em bị nôn ra máu là do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không? Mong được bác sĩ chuyên khoa giải thích giúp em. Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ ạ.
BS chuyên khao phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi Trần Thị Mai Lan
Chào em,
Triệu chứng nôn ra máu của em có thể nằm trong bệnh cảnh xuất huyết tiêu hóa do trầy xước niêm mạc thực quản (hội chứng Mallory-weis) xuất hiện khi bệnh nhân nôn ói nhiều. Bệnh có thể tự giới hạn, 1 số trường hợp cần phải can thiệp điều trị. Nếu em không còn triệu chứng nôn ra máu, đi cầu phân vàng, em có thể yên tâm, vì có thể bệnh đã tự giới hạn. Tuy nhiên, nếu em vẫn nôn ra máu, đi cầu phân đen giống nhựa đường hay bã cà phê, em nên đến BV để được điều trị tránh gây ra biến chứng.
Các chữa trị xuất huyết dạ dày
Một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày là do uống rượu. Và xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc màu đen hôi thối. Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường.
Cũng theo BS Lan, từ xa xưa con người đã biết sử dụng những thành phần từ cây cỏ để chữa bệnh. Trong bệnh lý dạ dày tá tràng, thuốc nam cũng có vai trò quan trọng trong việc điều trị dự phòng, một số loại thường được sử dụng là: cam thảo, chè dây, mật ong, nghệ… trong đó, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày.
Phòng hơn tránh bệnh :
Để phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa:
- Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt là các loại rượu mạnh.
- Không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày. Nên ăn tăng cường chất xơ và rau qủa để dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Đối với những bệnh nhân đang trong thời gian điều trị xuất huyết tiêu hóa cần dùng các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa từ 4-5 bữa/ ngày.
- Nên ăn nhiều đồ ăn chứa tinh bột và chất khoáng như: cơm, mỳ, khoai và nhiều loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp ở người bệnh. Trung bình một quả chuối có 400mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng.
- Tránh ăn thức ăn lên men chua, ăn nhiều muối, đồ cay nóng và nước ngọt có gas gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc tiêu hóa, làm giảm chức năng gan, thận tăng nguy cơ của bệnh.
- Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho cỗ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa và cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcal/ kg cân nặng/ ngày.
Tình trạng xuất huyết bao tử không chỉ làm cho bệnh nhân mệt mỏi, sắc mặt kém tươi, vàng vọt xanh xao mà sức khỏe cũng giảm sút nếu không kịp thời điều trị , dẫn đến những hệ lụy khác. Tồn tại những căn bệnh khác. Bệnh về bao tử và dạ dày là những căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Chúng ta phải hết sức cẩn thận với những căn bệnh này. Tránh những hậu quả không đáng có .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét