Bệnh trĩ độ nhẹ không làm chết người, nhưng khi để bệnh chuyển độ nặng thi có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu bị chảy máu cấp tính không được cấp cứu kịp thời . Trĩ ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người trong độ tuổi lao động, từ 25- 50 tuổi. Vì thế, bị trĩ có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của những người bệnh bị trĩ. Điều đáng nói trĩ là bệnh ở chỗ kín, dẫn đến tâm lý bệnh nhân ngại khám bệnh, ngại nói với những người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác biết “chỗ ấy”. Tâm lý e ngại cộng với tâm lý bệnh chưa chết người thì chưa đi khám của người dân Việt Nam, cần mặc dù tỉ lệ bản thân người bệnh bị trĩ nhiều nhưng số bệnh nhân tìm đến dịch vụ y tế rất thấp.
Tác hại nặng nề từ căn bệnh trĩ
Tác hại do bệnh trĩ gây ra dẫn đến căn bệnh nguy hiểm là ung thư
Tỉ lệ bệnh nhân bị trĩ không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, có mối quan hệ giữa bệnh trĩ và một số ngành nghề nhất định. Những nghề phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, nhân viên văn phòng, nghề sử dụng máy tính nhiều hay những nghề phải làm việc nặng như bốc vác, thợ phu hồ… có nguy cơ cao bị trĩ. Ngoài ra, những người hay bị táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng, hen cũng dễ bị trĩ vì hậu môn bị tổn thương do rặn nhiều. Nhiều người u xơ tuyến tiền liệt, phải rặn tiểu tiện cũng có nguy cơ bị trĩ, vì khi rặn tiểu tiện, họ thường không để ý, dẫn đến rặn cả đại tiện khiến cơ hậu môn bị căng, rão.
Tác hại nặng nề nhất của bệnh trĩ là gây ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là giai đoạn biến chứng rất nguy hiểm của bệnh trĩ khi không được chữa trị ngay từ đầu. Các phương pháp trị bệnh ung thư có tối tân đến đâu cũng khó tránh được di căn ung thư. Vậy nên một khi bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn ung thư thì bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Cách tốt nhất để ngăn chặn tác hại nặng nề của bệnh trĩ là người bệnh cần dũng cảm đối mặt với căn bệnh ngay từ đầu. Nếu ngại một mình đến bác sĩ thì nhờ người thân cận như vợ/chồng, anh/chị/em đưa đến bệnh viện ngay, hoặc có thể chủ động đề nghị bác sĩ nam (nếu bệnh nhân là nam) hoặc nữ (nếu người bệnh là nữ) trực tiếp khám cho mình.
Thiếu máu, suy giảm trí nhớ là tác hại trực tiếp của bệnh trĩ
Một tác hại của bệnh trĩ nữa là gây thiếu máu cục bộ và làm giảm trí nhớ ở người bệnh. Mỗi lần đi ngoài là người bệnh lại mất một lượng máu đáng kể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu máu dẫn đến đau đàu, giảm trí nhớ, giảm cả thị lực. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng và nặng hơn có thể ngất xỉu. Nếu bệnh nhân đang ở một mình hoặc đang lưu thông trên đường thì tình trạng này sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thiếu máu và giảm trí nhớ là tác hại thứ hai của bệnh trĩ
Tác hại gián tiếp của bệnh trĩ là gây viêm vùng hậu môn, làm giảm ham muốn tình dục
Một khi đã mắc bệnh trĩ thì người bệnh có nguy cơ cao bị viêm nhiễm vùng hậu môn. Búi trĩ được hình thành tạo cơ hội cho các loại vi trùng/ vi khuẩn/ ký sinh trùng xâm nhập vùng hậu môn và gây ra hàng loạt căn bệnh da liễu. Tình trạng ngứa ngáy liên tục ở búi trĩ cũng gây cho bệnh nhân tâm trạng nặng nề và khó chịu, dẫn đến mọi sinh hoạt hàng ngày đều gặp khó khăn. Lâu dần bệnh nhân cảm thấy giảm hẳn ham muốn trong sinh hoạt vợ chồng do mặc cảm về căn bệnh ở vùng kín. Tác hại về mặt tinh thần của bệnh trĩ gây ảnh hưởng trên cả bệnh nhân nam và nữ, khiến hạnh phúc gia đình bị xáo trộn.
Phòng tránh và điều trị bằng các bài tập tốt cho bệnh trĩ
- Bài tập đi bộ : Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều. Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 3 – 5 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 1 – 2 phút lại tiếp tục vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, ngày 1 – 2 lần.
- Bài tập tăng cường tiêu hóa : Ðứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi sát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 20 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày tập hai lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.
- Bài tập vùng đan điền : Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, hai tay xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ tập trung ý nghĩ về vùng đan điền (vùng bụng dưới). Hít vào từ từ đồng thời thót hậu môn, siết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ tư thế này khoảng 3 – 5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
- Bài tập nằm ngửa gắp đùi nâng hậu môn : Co gối, hai gót chân cố gắng đặt sát vào mông, hai mông phẳng với thân, chống đỡ bởi lòng bàn chân và vùng mông, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10-20 lần.
- Bài tập co thắt hậu môn : Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
- Bài tập đứng nhón gót co hậu môn : 2 tay chống eo, 2 chân đan chéo, nhón gót, đồng thời nâng hậu môn (nhíu hậu môn lại), duy trì trong 5 giây, trở về ban đầu, lặp lại 10-20 lần, thở bình thường.
- Bài tập ngồi đứng dậy nâng cơ hậu môn : 2 chân đan chéo, sau đó 2 tay chống eo và đứng dậy, đồng thời nhíu hậu môn lên, duy trì trong 5 giây, rồi thả lỏng ngồi xuống, lặp lại 10-20 lần.
- Bài tập nằm ngửa khép chân nhíu hậu môn : 2 chân đan chéo, vùng mông và đùi dùng sức kẹp chắc, dùng sức nâng hậu môn lên, duy trì khoảng 5 giây, lặp lại 10-20 lần.
Tìm hiểu thêm những căn bệnh liên quan đến vừng hậu môn hay những thông tin sức khỏe bổ ích dành cho bạn mỗi ngày tại Sống khỏe mỗi ngày , hoặc bạn có thể đến thăm khám, để biết chính xác hơn tình trạng bệnh hay những vấn đề bạn đang thắc mắc không biết hỏi ai, và không có thông tin cụ thể chính xác nào tại phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi. Nơi khám chữa và điều trị bệnh cực an tâm, hiệu quả và uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét