Nếu sốc phản vệ có triệu chứng biểu hiện càng sớm thì bệnh sẽ nhanh chóng nặng và dẫn đến bệnh nhân sẽ tử vong ngay sau đó. Vì vậy để hiểu rõ nguyên nhân và biểu hiện của sốc phản vệ cũng cách phòng ngừa nhanh chóng , kịp thời và chính xác sao cho người bệnh có thể tự nhận thấy rõ.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sốc phản vệ , không chỉ trong y tế, đến khám và điều trị bệnh tại bệnh viện phòng khám nào đó. Sau khi dùng thuốc hay tiêm vacxin là bị sốc phản vệ như mọi người thường nghĩ. Nguyên nhân sâu xa khác mà chúng ta cần biết nằm ở đây :
Thuốc
Thuốc là nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng sốc phản vệ cho người bệnh. Vì tiêm thuốc là đưa thuốc vào tĩnh mạch, tiêm bắp , tiêm dưới da , trong da, uống , xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da … đều có thể gây sốc phản vệ. Trong đó thì đường tiêm tĩnh mạch là đường nguy hiểm nhất. Bất cứ thuốc gì cũng đều có khả năng gây sốc phản vệ cho người bệnh. Trong đó thường chủ yếu là kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…
Thức ăn
Các loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.…
Nọc côn trùng
Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết, bọ cạp, nhện… cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân.
Các nguyên nhân khác như phấn hoa, nhựa cây,…
Diễn biến mức độ nặng nhẹ của bệnh
Mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể và phụ thuộc vào thời gian xử lý điều trị. Những dấu hiệu sớm cần lưu ý: ngứa bàn tay, chân, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.
Sốc phản vệ được chia ra 3 mức độ diễn biến là nhẹ, trung bình và nặng.
Diễn biến nhẹ
Với những triệu chứng đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, có thể có nổi mày đay, mẩn ngứa, phù Quincke, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở.
Diễn biến trung bình
Bệnh nhân hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở, co giật, đôi khi hôn mê, đau bụng, da tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.
Diễn biến nặng
Xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch huyết áp không đo được, tử vong sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ.
Chú ý những diễn biến muộn xảy ra sau sốc phản vệ như viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Có trường hợp sốc phản vệ đã được xử lý nhưng 1-2 tuần sau đó xuất hiện hen phế quản, mày đay, phù Quincke tái phát nhiều lần.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét