Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh trĩ, bạn thường nghe và biết nguyên nhân chính là do ngồi nhiều hay đứng lâu trong cùng một tư thế. Thế nhưng bên cạnh những gì bạn nghe và biết thì còn nhiều nguyên nhân khác nữa gây ra bệnh trĩ, có cả yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình bạn mắc phải căn bệnh này. Vậy đâu là nguyên nhân chính và từ nguyên nhân đó bạn sẽ tự mình ý thức được phương pháp phòng bệnh để không là nạn nhân của bệnh trĩ.
Các triệu chứng có thể có sự khác nhau nhưng luôn bao gồm đau rát và ngứa hậu môn, đau và ra máu khi đi đại tiện làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm: mang thai, béo phì, tính chất công việc phải ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài, các bệnh tiêu hóa mãn tính và chế độ ăn uống ít chất xơ. Sử dụng thuốc và thay đổi để có chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây nên, do ăn uống sinh hoạt, do tính chất công việc, do các bệnh mãn tính trong người và do cả yếu tố gia đình:
-Táo bón là nguyên nhân điển hình gây nên bệnh trĩ. Do việc đi đại tiện phải rặn nhiều làm thành tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn và tạo thành búi trĩ. Chảy máu là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn (thành tĩnh mạch mỏng đi) cọ vào phân rắn (táo bón) làm xước thành mạch gây chảy máu khi đi đại tiện.
-Uống nhiều rượu bia.
-Ăn nhiều các thức ăn cay nóng, ăn ít chất xơ, rau xanh.
-Uống ít nước.
-Tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu.
-Lười vận động.
-Chửa, đẻ (ở phụ nữ).
-Bị các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, trực tràng, kiết lỵ…phải đi đại tiện nhiều lần và rặn nhiều.
-Yếu tố gia đình: gia đình dòng họ có nhiều người bị bệnh trĩ.
Bệnh trĩ được chia ra làm 2 loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội: các búi trĩ được hình thành trong ống hậu môn và khi phình lớn sẽ sa ra ngoài. Trĩ nội được phân chia làm 4 cấp độ:
+ Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, thường chỉ có biểu hiện đau rát và ra máu.
+ Trĩ nội độ 2: Búi trĩ thập thò ở hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co vào trong ống hậu môn.
+ Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài sau khi đại tiện và không tự co vào trong ống hậu môn mà phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong được.
+ Trĩ nội độ 4: Bũi trĩ sa ra ngoài hậu môn và thường trực ở bên ngoài, dùng tay đẩy nhưng không vào được hoặc vào sau đó lại sa ra ngay.
Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở phía ngoài hậu môn (ngay rìa hậu môn). Khác với trĩ nội là hình thành trong ống hậu môn rồi mới sa ra ngoài.
Sự hiện diện của cả trĩ nội và trĩ ngoại ở 1 bệnh nhân được gọi là trĩ hỗn hợp.
Uống ít nhất 8 ly nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Có thể là nước lọc, sữa, nước ép rau quả, trà thảo dược, nước dùng, nước canh, súp. Hãy nhớ rằng các loại nước ép trái cây và rau quả chứa ít chất xơ hơn so với rau quả nguyên.
phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi
Bạn không nên uống đồ uống có chứa caffein, đồ uống có cồn và đồ uống có hàm lượng đường cao, cũng như không nên ăn các đồ ăn cay, nhiều ớt, tiêu hay đồ ăn quá mặn, sẽ khiến các triệu chứng nặng thêm và trong một số trường hợp, có thể khiến bạn tăng cân.
Bạn cần bổ sung những loại thực phẩm có lợi để đề phòng bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ tập luyện hàng ngày để hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh trĩ. Khi bạn có chế độ ăn cũng như tập luyện hiệu quả không chỉ giúp bạn phòng ngừa được bệnh trĩ mà còn giúp ngăn ngừa được những bệnh về tim mạch.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét